1. Điện tim 24h hay Holter điện tim
Là các cách gọi khác nhau, để ghi điện tim liên tục trong 24 giờ, đôi khi thời gian ghi có thể kéo dài lên 48 giờ. Máy điện tim 24h cho phép ghi lại toàn bộ diễn biến của điện tim trong thời gian đeo máy. Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sĩ có thể xác định được rõ ràng bản chất của nhịp tim và các triệu chứng lâm sàng do rối loạn nhịp gây nên.
2. Điện tim 24h được chỉ định để chẩn đoán rối loạn nhịp tim
- Người có rối loạn nhịp tim thoáng qua
- Người có triệu chứng nghi ngờ do rối loạn tim mạch
- Người có các triệu chứng như: Ngất, thoáng ngất, cơn chóng mặt không tìm thấy nguyên nhân, cơn hồi hộp trống ngực, cơn khó thở, đau ngực, mệt không rõ nguyên nhân, tai biến mạch não…
- Người đã có rối loạn nhịp tim trước đó như nhịp chậm, nhịp nhanh, rối loạn nhịp…và cần đánh giá rõ bản chất và mức độ rối loạn nhịp.
- Đánh giá các nguy cơ tim mạch ở các BN suy tim – bệnh cơ tim…
3. Tiến hành đeo "Điện tim 24h" tại phòng khám Hữu Nghị
- Thời gian đeo máy là từ 24 – 48 tiếng, nên người bệnh cần vệ sinh cơ thể trước khi lắp máy cho đỡ khó chịu.
- BN sẽ được tư vấn và giải thích trước khi lắp máy Holter.
- Dán các điện cực vào da ngực và có gắn băng dính để cố định lại.
- Lắp máy và bắt đầu tiến trình ghi Holter.
- Sau 24 – 48 giờ, BN được hẹn quay trở lại để tháo máy và đọc kết quả.
- Các lưu ý trong thời gian đeo máy
- Sinh hoạt bình thường
- Không làm ướt máy và không làm va đập vào máy
- Ghi nhớ lại các thời điểm mà BN cảm thấy bất thường, sau đó thảo luận thêm với bác sĩ lúc đọc kết quả.
4. Quy trình lắp và tháo máy dành cho các BN tự lắp tại nhà
Viết bình luận